Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 3/22/2011(UTC) Posts: 3,340
Thanks: 327 times Was thanked: 364 time(s) in 256 post(s)
|
Tin Tong Hop
Mùa Chay: thời gian đổi mới niềm tin, hy vọng và tình yêu

Thanh Quảng sdb 24/Feb/2021
Trong giai đoạn chuẩn bị Lễ Phục sinh, bắt đầu từ những chủ đề gắn liền với hành trình Mùa Chay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ tiến trình cần có trong mùa Chay này. Để trải nghiệm Mùa Chay trong hy vọng, Đức Thánh Cha viết trong Thông điệp Mùa Chay 2021, “đón nhận niềm hy vọng của Chúa Kitô, Đấng đã hiến mạng trên Thập giá”.
(Tin Vatican - Amedeo Lomonaco)
“Mùa Chay là thời gian của niềm tin, để chào đón Thiên Chúa đi vào cuộc đời chúng ta và để Ngài 'ngự' giữa chúng ta", đó là tư tưởng chính yếu mà Đức Thánh Cha diễn tả trong sứ điệp Mùa Chay năm 2021. "Trong hành trình Mùa Chay hướng tới Lễ Phục Sinh, chúng ta hãy nhớ đến Đấng đã 'hạ mình và vâng phục cho đến chết, chết trên thập giá”.
Những lời này trong thông điệp của Đức Thánh Cha không chỉ đề cập đến chiều kích tưởng niệm của một sự tưởng nhớ, mà còn mời gọi chúng ta sống, ngay cả ngày hôm nay, một thời điểm thuận lợi để đổi mới đức tin, hy vọng và tình bác ái. Tất cả đều được kêu gọi để lớn lên "trong nhận thức rằng, trong Chúa Giêsu Kitô, chúng ta là nhân chứng cho thời đại mới, trong đó Thiên Chúa 'làm cho mọi sự trở nên mới mẻ".
Trong suốt triều đại Giáo hoàng của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô thường diễn tả nó như một cuộc hành trình dẫn đến Lễ Phục sinh.
"Trong Mùa Chay", trong buổi đọc kinh Truyền Tin hôm Chúa nhật ngày 21 tháng 2 năm 2021, ĐTC nói: "Chúa Thánh Thần thúc đẩy chúng ta hãy vào sa mạc giống như Chúa Giêsu. Sa mạc đây không phải là... một nơi hữu hình vật chất, mà là một chốn thiêng liêng mà chúng ta đang sống, thinh lặng để lắng nghe tiếng Chúa ”.
Đức Thánh Cha chia sẻ: 'Mùa Chay là một cuộc hành trình trở về với Thiên Chúa.'
Cốt lõi của hành trình Mùa Chay
Đức Thánh Cha giải thích trong bài giảng Thứ Tư Lễ Tro được cử hành tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô ngày 17 tháng Hai vừa qua: “Mùa Chay là cuộc hành trình liên quan đến toàn bộ cuộc sống của chúng ta, tới toàn diện con người chúng ta.
Đây là thời gian để xét lại con đường mà chúng ta đang đi, để khám phá ra con đường dẫn chúng ta về nhà Cha và tái khám phá lại mối quan hệ sâu sắc của chúng ta với Chúa, Đấng mà mọi sự đều phải qui hướng về. Mùa Chay không chỉ để thể hiện những hy sinh to nhỏ mà chúng ta có thể làm, mà nó còn nhấn mạnh đến khá cạnh suy tư xem trái tim mình đang hướng về đâu. Đây mới là cốt lõi của Mùa Chay.”
“Hãy soi bóng cuộc đời trong Tin Mừng”
Trong một buổi triều yết, ĐTC nói: ‘trong Mùa Chay chúng con hãy tắt TV đi, hãy tạm cất điện thoại di động đi và hãy mở và đọc Phúc âm…’
Trong buổi triều yết chung vào ngày 26 tháng 2 năm 2020, Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định, "Mùa Chay là thời gian thuận lợi để đọc và suy gẫm Lời Chúa. Đây là lúc tắt TV đi mà mở Kinh thánh ra mà đọc. Đây là lúc tạm cất điện thoại di động đi mà suy niệm Tin Mừng Phúc âm”. ĐTC nói “lúc tôi còn nhỏ nhà không có TV và tôi cũng chẳng ham muốn Radio...
Mùa chay là một sa mạc
Đây là thời gian từ bỏ một cái gì đó, hãy tạm bỏ điện thoại di động qua một bên mà đọc và suy gẫm Tin Mừng. Đây là lúc tạm dẹp qua những câu chuyện vô bổ, những lời đàm tiếu và vu khống, để nói chuyện và thân thưa với Chúa. Đây là thời gian để cho bản thân có những cảm quan trong lành, đổi mới và thanh luyện con tim chúng ta."
Trong Thánh Lễ Thứ Tư Lễ Tro, ĐTC đã 'chia sẻ những điểm thiết yếu’ như sau:
Sống như Chúa Giêsu kêu mời chúng ta: Trong Thánh lễ Thứ Tư Lễ Tro được cử hành tại Vương cung thánh đường nữ thánh Sabina ngày 6 tháng 3 năm 2019, Đức Thánh Cha nhấn mạnh “Chúng ta cần phải giải phóng chính mình khỏi nanh vuốt của chủ nghĩa tiêu thụ và cạm bẫy ích kỷ, chỉ muốn nhiều hơn, không bao giờ được no thỏa, và khỏi một trái tim khép kín trước những nhu cầu của người nghèo.
Chúa Giêsu trên thập tự vì yêu thương chúng ta đã kêu mời chúng ta hãy đến với một tình yêu trao hiến của Ngài, một tình yêu không bao giờ bị hủy diệt; hãy tìm đến một cuộc sống nhiệt tâm bác ái. Thật là khó để sống như Chúa kêu mời, nhưng chính con đường ấy dẫn chúng ta đến cứu cánh của đời mình. Mùa Chay đang nhắc nhớ cho chúng ta thấy rõ điều này”.
“Hãy tạm dừng lại để nhìn ngắm và chiêm nghiệm!”
“Hãy dừng lại, để nhìn và chiêm ngưỡng”, Đức Thánh Cha nói trong Thánh lễ Thứ Tư Lễ Tro ở Vương cung thánh đường thánh nữ Sabina vào ngày 14 tháng 2 năm 2018: “Hãy nhìn và chiêm ngưỡng khuôn mặt thật của Chúa Kitô bị đóng đinh vì tình yêu đối với mọi người, không trừ ai… Hãy hoán cải mà trở về, không lo sợ, để cảm nghiệm sự chữa lành trìu mến và hòa giải của Chúa."
Tòa Thánh tái khẳng định giải trừ vũ khí là mệnh lệnh đạo đức
2/25/2021 5:54:02 PM
Trong sứ điệp video gửi đến phiên họp năm 2021 của Ủy ban giải trừ vũ khí, Đức tổng giám mục Paul Gallagher, Ngoại trưởng Tòa Thánh, khẳng định rằng “Đối mặt với những thách thức to lớn mà cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt hiện nay, việc giải trừ vũ khí không còn có thể được coi là một mục tiêu tùy chọn. Đó là một mệnh lệnh đạo đức.”

Đức tổng giám mục Paul Gallagher, Ngoại trưởng Tòa Thánh
Trong sứ điệp, Đức tổng giám mục Gallagher nhận định rằng bầu khí mất tin tưởng lẫn nhau và sự xói mòn của chủ nghĩa đa phương hiện nay đang ngăn cản những nỗ lực để đạt được mong ước hòa bình, an ninh và ổn định trong tâm hồn con người. Và điều này còn nghiêm trọng hơn trong lĩnh vực giải trừ vũ khí.
Trách nhiệm chung của các quốc gia trong việc giải trừ vũ khí
Theo ngài, việc giải trừ vũ khí cũng áp dụng chặt chẽ đối với sự cạnh tranh quân sự ngày càng gia tăng trong không gian vũ trụ, cũng như trong lĩnh vực không gian mạng và trí tuệ nhân tạo (chẳng hạn như các hệ thống vũ khí tự động gây chết người). Ngài khẳng định: “Trong lĩnh vực này, cũng như những vấn đề khác, các Quốc gia có những trách nhiệm chung, đưa ra những giới hạn cụ thể phải tuân theo vì lợi ích chung của nhân loại.”
Tiếp tục sứ điệp, Đức tổng Gallagher cũng nói đến việc vận chuyển bất hợp pháp các vũ khí hạng nhẹ cũng như chất nổ, đặc biệt tại các khu đông dân cư, tàn phá các thành phố, trường học, bệnh viện, nơi thờ phượng và cơ sở hạ tầng cơ bản cho dân thường, và ảnh hưởng đến triển vọng phát triển con người toàn diện của họ.
Tương quan giữa giải trừ quân bị, phát triển và hòa bình
Ngoại trưởng Tòa Thánh nhận định: “Giải trừ quân bị, phát triển và hòa bình là ba vấn đề phụ thuộc lẫn nhau. Các khoản chi tiêu quân sự khổng lồ, vượt xa những gì cần thiết để đảm bảo phòng thủ chính đáng, tạo nên vòng luẩn quẩn của một cuộc chạy đua vũ trang dường như bất tận, ngăn cản các nguồn lực tiềm năng giải quyết nghèo đói, bất bình đẳng, bất công, giáo dục và y tế. Mối liên hệ giữa an ninh quốc gia với việc tích lũy vũ khí là một lý luận sai lầm và vẫn là một điều tệ hại vì nó tạo điều kiện cho sự chênh lệch đáng kể giữa nguồn lực tiền bạc và trí tuệ dành cho việc phục vụ cái chết và nguồn lực dành cho việc phục vụ sự sống.”
Tòa thánh đưa ra hai đề nghị cho việc giải trừ và kiểm soát vũ khí. Thứ nhất, khuyến khích Ủy ban giải trừ vũ khí tham gia vào một nghiên cứu chuyên biệt về vấn đề xác minh, tận dụng các công nghệ mới để tăng cường sự đáng tin cậy. Đề nghị thứ hai là sự hợp tác gắn kết và có trách nhiệm giữa các quốc gia. (CSR_1338_2021)
Hồng Thủy (vaticannews.va 24.02.2021)
Tấn công một linh mục và tử thủ bên trong một nhà thờ ở Florida
Đặng Tự Do 24/Feb/2021
http://vietcatholic.net/News/Html/266291.htm
Một người đàn ông đã tấn công một linh mục và tử thủ bên trong một nhà thờ ở quận Melbourne của Florida vào hôm Chúa Nhật 21 tháng 2 trước khi anh ta bị cảnh sát bắt giữ, các quan chức của sở cảnh sát Florida cho biết như trên.
Các nhân viên cảnh sát ở Melbourne, Florida, đã đến Nhà thờ Chính thống Tổng Lãnh Thiên Thần Micae vào sáng sớm Chúa Nhật để phản ứng trước một vụ tấn công vào nhà thờ.
Cảnh sát nói rằng người đàn ông đã đánh một trong các linh mục và được nhìn thấy cầm một khẩu súng khi cảnh sát đến hiện trường. Các tín hữu đang tham dự thánh lễ bên trong nhà thờ đã có thể trốn thoát, nhưng hung thủ đã tử thủ bên trong nhà thờ gần cửa trước và đe dọa tự sát, báo cáo của cảnh sát cho biết như trên.
Các thành viên SWAT đã có mặt tại hiện trường để thương lượng với người đàn ông, người này cuối cùng đã bị bắt sau đó hơn 4 giờ giằng co. Các thám tử đang tiếp tục điều tra để xác định hắn ta sẽ phải đối mặt với những tội danh nào.
Câu chuyện hy hữu đằng sau Năm Thánh Giuse

Thanh Quảng sdb 23/Feb/2021
Theo tờ Register Catholic cho hay làm thế nào mà Cha Donald Calloway có sáng kiến đệ một lá thư quan trọng lên Đức Thánh Cha Phanxicô.
Bức tranh ‘Thánh Giuse được trang trí rực rỡ trong Vương cung thánh đường thánh Carlo ở đường Corso Rome. Năm đặc biệt về Thánh Giuse trong Giáo hội được tiến hành ra sao.
Vatican - Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên bố Năm Thánh Giuse, tin này được nhanh chóng lan rộng. Năm thánh này đã được cảm hứng như thế nào, có lẽ, ít người được biết đến.
Lm Maria Donald Calloway, tác giả cuốn sách về “Quyền năng của thánh Giuse”, đã nói với tờ Register trong một loạt các cuộc phỏng vấn rằng mặc dù cha đã hay biết về tin này với lòng biết ơn sùng mộ, và cha đã ghi chép lại rất rõ những chi tiết dẫn đến quyết định lịch sử này.
Cha Calloway đã tiết lộ chi tiết một bức thư mà ngài đã gửi vào tháng 5 năm 2019 – cho Đức Giám Mục Héctor Zordán, Giáo phận Gualeguaychú, Argentina – nhờ chuyển đến tay Đức Thánh Cha Phanxicô, xin Ngài công bố một năm đặc biệt dâng kính Thánh Giuse trên toàn Giáo hội. Trước khi gửi bức thư này, Cha Calloway cũng cho hay ngài gửi tới Thánh bộ Ân xá và Sám Hối xin rộng ban cho những người tham gia vào phong trào dâng mình cho Thánh Giuse, nhận được ân toàn xá toàn.
Cha Calloway giải thích: “Sau khi viết xong tác phẩm, tôi nhận thức được rằng trong Giáo hội hoàn vũ, chưa bao giờ có một năm nào dând kính Thánh Giuse cả; vì vậy, tôi tự nhủ thật là một điều thiếu xót! Vì vị thánh vĩ đại nhất sau Đức Mẹ - Người Bảo vệ Giáo hội - và chúng ta thậm chí chưa bao giờ làm một điều gì đó như thế cho Ngài? ”Vì vậy, tôi đã có cảm hứng viết thư cho Đức Thánh Cha Phanxicô. Tôi không biết bằng cách nào, tôi có thể đệ trình nó tới tay ĐTC, hoặc làm thế nào để Đức Thánh Cha nhận được, chứ đừng nói đến việc liệu ngài có ý tưởng gì hay không? Vì vậy, tôi bắt đầu viết thư cho các giám mục riêng rẽ xin các ngài nghĩ tới việc dâng hiến Giáo phận cho Thánh Giuse và nhiều vị đã trả lời cho thư đề nghị của tôi. Tuy nhiên, năm ngoái, vào ngày 1/5 (lễ Thánh Giuse Thợ), tôi đã quyết định viết lá thư cho Đức Thánh Cha”.
Cha Calloway giải thích rằng ban đầu ngài viết thư bằng tiếng Anh nhưng nhanh chóng được một hội viên trong cùng Tu hội Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, khuyên cha nên dịch nó sang tiếng Tây Ban Nha, là tiếng mẹ đẻ của Đức Thánh Cha.
Cha Calloway giải thích: “Tôi nghĩ rằng Đức Thánh Cha không rành tiếng Anh, nên tôi muốn ĐTC đọc lá thư của tôi được dễ dàng hơn, nên tôi đã nhờ Cha Dante Agüero ở Argentina dịch nó sang tiếng Tây Ban Nha”.
Sau khi Cha Agüero dịch, ngài lại gợi ý xin một giám mục ở Argentina chuyển thư đến tận tay Đức Thánh Cha.
Cha Calloway thật ngỡ ngàng trước sự quan phòng của Chúa, đã gửi người bạn và người anh linh mục của bạn ngài giúp dịch và còn gợi ý chuyển bức thư đi! “Rõ ràng đây là việc Chúa làm: Vì trong tâm trí tôi ước muốn làm sao có một cơ hội một giám mục mà bạn quen biết, đi triều yết Đức Thánh Cha Phanxicô trong chuyến viếng mộ thánh Phêrô (ad limina), sẽ đích thân trao bức thư này?
Giám mục Zordán xác nhận với tờ Register rằng chính ngài đã chuyển bức thư của Cha Calloway cho ĐTC trong chuyến viếng thăm ad limina của các giám mục Argentina vào ngày 2/5/2019.
“Cha Dante Agüero - một người bạn lâu năm - đã trao cho tôi lá thư của Cha Donald Calloway, người anh em trong cùng Tu hội với tôi, để trao cho Đức Thánh Cha. “Cha Dante cũng cho Đức cha biết nội dung của bức thư là xin Đức Thánh Cha Phanxicô mở Năm Thánh Giuse. Trên thực tế, Cha Calloway là người quảng bá tuyệt vời lòng sùng kính Thánh Giuse”.
Giám mục Zordán kể lại ngày ngài gặp Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 2 tháng 5 năm 2019, và chuyển bức thư của Cha Calloway. Đức cha chia sẻ “Tôi đã chuẩn bị rất kỹ, đặc biệt là cầu nguyện và suy tư. Tôi nhớ Đức Thánh Cha đã tiếp đón chúng tôi trong điện Vatican. Ngài đích thân chào hỏi từng người chúng tôi, và trao đổi với mỗi người một vài lời, về những công việc chúng tôi làm ở Argentina. ”
“Khi đến lượt tôi, ĐTC chào tôi với một cử chỉ vui mừng. … Tôi đáp lại một cách vui vẻ. Chúng tôi đã trao đổi với nhau một vài lời, và sau đó tôi đã đưa cho Ngài một số thư, trong đó có thư yêu cầu của Cha Calloway về Năm Thánh Giuse.”
Sau khi trở về Argentina, Giám mục Zordán nói với tờ Register rằng ngài không được Vatican trả lời gì về bức thư, nhưng khi trao nó trực tiếp cho Đức Thánh Cha, vị giám mục biết rằng ĐTC sẽ đọc nó và có thể sẽ trả lời.
“Giờ đây, tôi tin rằng nội dung của bức thư đã đóng góp rất nhiều vào việc đưa đến quyết định công bố Năm thánh Giuse, được Đức Thánh Cha công bố vào ngày 8 tháng 12”.
Cha Calloway nói với tờ Register rằng, cho đến ngày 8 tháng 12, ngài vẫn chưa hay tin gì từ Vatican về lời khấn xin của mình. “Và vào thời điểm đó, ngài đã viết thư cho các giáo phận ở Hoa Kỳ, xin các giám mục giao phận công bố Năm Thánh Giuse.” Tháng 12, ngài đã nhận được thư phúc đáp của 11 giám mục Hoa Kỳ.
Mặc dù thư phúc đáp từ các giám mục Hoa kỳ là một điều rất đáng khích lệ, nhưng Cha Calloway thừa nhận với tờ Register rằng đó chưa phải là thành quả mà ngài mong đợi.
“Bức thư gửi cho Đức Thánh Cha Phanxicô làm tôi lúc nào cũng nghĩ tới và cầu nguyện. Mọi người liên lạc với tôi, hỏi tôi có nghe gì từ Đức Thánh Cha chưa; và tôi phải trả lời là “chưa” - nhưng tôi đang cầu nguyện, cầu nguyện, cầu nguyện. Đột nhiên, một thông báo của Tòa thánh được công bố, đây là một nghiên cứu rất kỹ lưỡng, suy nghĩ thấu triệt. Tòa thánh đã quyết định cho công bố “Năm Thánh Giuse” tuyệt diệu này nhằm đúng vào dịp kỷ niệm 150 năm Giáo hội tuyên nhận Thánh Cả Giuse là ‘Đấng Bảo trợ của Giáo hội Hoàn vũ’.”
Bắt tại trận một người ăn trộm thùng tiền nhà thờ ở Philadelphia
Đặng Tự Do 23/Feb/2021
http://vietcatholic.net/News/Html/266247.htm
Tổng giáo phận Philadelphia đang cảnh báo các giáo xứ cảnh giác sau khi một người đàn ông bị bắt vì ăn trộm hàng loạt nhà thờ địa phương.
“Tại thời điểm này, chúng tôi đang trong quá trình liên lạc rộng rãi với tất cả các giáo xứ trong Tổng giáo phận để cảnh báo các mục tử về sự hoành hành gần đây của các vụ trộm”, Ken Gavin, giám đốc truyền thông của tổng giáo phận, nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, hôm thứ Năm.
Hôm thứ Tư, NBC 10 Philadelphia đưa tin cảnh sát địa phương đã bắt quả tang một người đàn ông đang có hành vi ăn trộm chiếc thùng tiền dành cho người nghèo tại Nhà thờ Thánh Katharine thành Siena ở Wayne, Pennsylvania. Các nhân viên cảnh sát mặc thường phục đã lảng vảng tại giáo xứ sau khi có báo cáo về việc các nhà thờ trong khu vực liên tục bị cướp, trong đó nhà thờ Thánh Katharine là mục tiêu.
Các cảnh sát chìm đã bắt giữ người đàn ông, được xác định là Lorenzo Muniz, 35 tuổi, ở Collegeville, Pennsylvania. Muniz thú nhận với cảnh sát rằng anh ta đã liên tục cướp một số nhà thờ kể từ cuối tháng Giêng.
Tổng giáo phận cho biết, mặc dù đã được thông báo về “những vụ cướp hàng loạt “ những chiếc thùng tiền dành cho người nghèo tại các giáo xứ của Hạt Bucks gần đó vẫn chưa an toàn.
Tổng Giáo Phận yêu cầu bất cứ ai gặp khó khăn trong thời kỳ đại dịch hãy liên hệ với Tổng Giáo Phận để được hỗ trợ, thay vì dùng đến phương thế trộm cắp.
“Trộm cắp dưới bất kỳ hình thức nào đều đáng bị khiển trách, nhưng đặc biệt là khi người nghèo phải gánh chịu những hậu quả”, Gavin nói.
“Tổng Giáo Phận Philadelphia điều hành nhiều chương trình nhằm hỗ trợ những người có nhu cầu”, Gavin nói. “Những khó khăn trong thời gian qua đã tăng lên đáng kể do hậu quả của đại dịch COVID-19 đang diễn ra. Chúng tôi ở đây để phục vụ tất cả những người có nhu cầu với khả năng tốt nhất của chúng tôi”.
“Nếu cá nhân nào rơi vào thời kỳ khó khăn, họ không cần phải trộm cắp”, ông nói. “Họ chỉ cần lên tiếng yêu cầu hỗ trợ”.
Muniz đang bị buộc tội với một số tội danh, bao gồm phá hoại cơ sở thờ tự, trộm cắp trái phép, có hành vi phạm tội nghiêm trọng, sở hữu công cụ phạm tội và dùng ma túy. Anh ta đang bị buộc tội ở hai khu vực pháp lý riêng biệt nơi anh ta đã thực hiện các hành vi trộm cắp.
Vào tháng 6 năm 2020, hai người đàn ông bị bắt vì một loạt vụ trộm tại các nhà thờ ở khu vực Philadelphia.
Một nhà thờ Công Giáo khác gần đây đã bị nhắm mục tiêu vì trộm cắp ở Boone, Bắc Carolina. Theo tin tức của WXII 12, sở cảnh sát địa phương đã bắt giữ một người đàn ông 54 tuổi vào ngày 12 tháng 2 vì đã đột nhập vào giáo xứ St. Elizabeth ở quận Hill, và lấy trộm nhà tạm.
“Nhà báo nói láo ăn tiền”?
Ký Thiệt February 27, 2021
Không biết từ bao giờ trong dân gian nước ta đã có câu“nhà báo nói láo ăn tiền” được truyền miệng cho nhau như một thứ ngạn ngữ, và phải chăng do một số người làm báo thiếu lương thiện khiến cả làng mang tiếng oan.
Ra đời dưới thời Pháp thuộc, làng báo Việt Nam kể từ thuở sơ khai đã có những nhà báo tài giỏi, yêu nghề và có lý tưởng, đầy lương tâm và can đảm, rất nổi tiếng và được kính trọng.
Trải qua những biến thiên của lịch sử, vận nước nổi trôi, lúc nào cũng có những người cầm bút bất khuất, dám nói lên sự thật, bênh vực lẽ phải, dù bị khủng bố, tù đày. Rõ ràng nhất là dưới chế độ cộng sản, trong khi cái gọi là “báo chí” của nhà nước đúng là chuyên “nói láo ăn tiền” do những bồi bút, văn nô sản xuất thì vẫn có nhà báo không chịu nói láo, không sợ tù tội, khủng bố. Trong nhà tù lúc nào cũng có hàng chục nhà báo bất khuất bị gán ghép tội phản động, âm mưu lật đổ và bị tống vào tù mà những vụ mới nhất hiện nay là:
Phạm Đoan Trang, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn, vân vân.
Diễn Ðàn Thế Kỷ: Trân Văn (VOA):'Dựa hơi' cũng là… đặc quyền!
Không biết những nhà báo chân chính của nước Mỹ dân chủ, tự do, vĩ đại, nơi truyền thông báo chí được coi như đệ tứ quyền, có bao giờ cảm thấy lương tâm cắn rứt trước số phận bi đát của các nhà báo Việt Nam nói trên?
Thật vậy, Việt Nam Cộng Hòa bị đồng minh Hoa Kỳ bỏ rơi và sụp đổ vào năm 1975 trước cuộc tổng tấn công ồ ạt của bộ đội Cộng sản Bắc Việt với xe tăng đại pháo do Nga, Tàu chi viện tối đa.
Sau đó không bao lâu, các sử gia Mỹ đã đồng ý với nhau rằng Hoa Kỳ đã “tháo chạy” khỏi Việt Nam không phải vì thua Việt cộng trên chiến trường, nhưng vì các nhà báo được gọi là “truyền thông dòng chính” tại Mỹ đã “ăn tiền” của KGB để ca tụng quân xâm lăng CSBV, vu cáo quân đội Mỹ phạm tội ác chiến tranh tại Việt Nam và buộc tội quân đội VNCH là “không chịu chiến đấu”, chỉ… vứt súng bỏ chạy.
“Truyền thông dòng chính” (Main Stream Media) đã không bao giờ cải chính hay phản đối, trong lúc càng ngày càng ngả sang phe tả và trở thành “truyền thông dòng tà”. Những cơ quan truyền thông không còn làm nhiệm vụ thông tin trung thục, bình luận khách quan, vô tư, mà đã trở thành những tổ chức chính trị chuyên sản xuất tin thất thiệt, bình luận một chiều thiên lệch nhằm mục đích tuyên truyền phục vụ phe đảng. Nhất là từ khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống, truyền thông dòng tà đã công khai tấn công, lăng mạ ông ta không ngừng nghỉ trong suốt 5 năm qua.
Nhiều người cho rằng sự nói dối và ém nhẹm tin tức của giới “truyền thông dòng tà” đã là nguyên do chính đưa ông Joe Biden vào Tòa Bạch Ốc hiện nay.
Nhận định này không phải là vô lý khi trước ngày bầu cử, John Ratcliffe,Giám đốc Tình báo Quốc gia (Director of National Intelligence), đã lên tiếng báo động Trung Cộng đang dùng mọi phương tiện để can thiệp vào cuộc bầu cử 2020 tại Mỹ.
Trước đó không lâu, ông Robert C. Obrien, phụ tá an ninh quốc gia tại Tòa Bạch Ốc, đã viết bài “The Chinese Communist Party’s ideology and global ambitions”, trong đó ông chứng minh cho thấy Cộng sản Tàu đã dùng tiền để mua ảnh hưởng trong xã hội Mỹ ra sao và cảnh cáo rằng Tàu cộng đã thu thập các dữ liệu cá nhân của dân Mỹ, sau đó được tạo thành sản phẩm mà những tổ hợp kinh doanh của Tàu cộng như Huawei và ZTE bán ra trên khắp thế giới.
Chỉ tính từ năm 2014 tới 2019 qua vài vụ trộm lớn đã đổ bể, Tàu cộng đã thu thập được dữ liệu cá nhân của hơn 300 triệu dân Mỹ, gồm có tên họ, ngày sinh, số an-sinh xã-hội, thẻ tín dụng, hồ sơ y tế, số thẻ thông hành và những bí mật đời tư khác.
Những dữ liệu này đã được Tàu cộng sử dụng như một loại vũ khí cực kỳ nguy hiểm, cũng như đối với người dân trong nước, để tạo áp lực buộc các “đối tượng” phải nói hay làm cái gì để phục vụ lợi ích của Tàu cộng.
Phải là người cực kỳ ngây thơ mới nghĩ rằng “truyền thông dòng tà” không liên hệ gì đến âm mưu của Trung cộng nhằm loại trừ Tổng thống Trump trong cuộc bầu cử năm 2020, vì họ đã không một chút dè dặt hay che đậy gì cả. Họ đã làm tất cả những gì cần làm để chắc chắn Donald Trump phải ra đi.
Sau cuộc dấy loạn tại Điện Capitol ngày 6 tháng 1, tờ New York Times và các cơ sở truyền thông dòng tà khác đã liên tục tường trình không ngừng nghỉ trong nỗ lực dán nhãn hiệu “khủng bố” cho tất cả những người ủng hộ Trump hôm ấy.
Nhưng họ đã bi thảm hóa câu chuyện tới mức độ phi lý. Họ đã coi những gì xảy ra hôm ấy là một cuộc “võ trang nổi dậy” và lo sợ về xuýt chút nữa đã làm nước Mỹ mất nền dân chủ!
Cuộc hỗn loạn tại Điện Capitol đã đủ trầm trọng, không cần phải tô vẽ bịa đặt thêm những điều “nói láo” để ăn tiền? Và, tờ New York Times đã làm đúng như vậy khi nó “tường trình” rằng những kẻ nổi loạn đã giết viên sĩ quan cảnh sát Brian Sicknick của Điện Capitol bằng cách đập một cái bình chữa lửa lên đầu ông ta.
Cái phiền là không có bằng chứng nào cho thấy chuyện ấy đã xảy ra thực. Và tờ New York Times đã buộc phải sửa lại bài tường trình nguyên thủy với nội dung, xin tạm dịch như sau:
“Thế rồi vào ngày Thứ Tư, những kẻ làm loạn ủng hộ Trump đã tấn công cái kinh đô của nền dân chủ ấy và đã áp đảo ông Sicknick, 42 tuổi, theo lời của hai nhân viên công lực. Với vết rách sâu và dài trên đầu, ông Sicknick đã được cấp tốc đưa vào bệnh viện và đã được đặt vào lồng trợ sinh. Ông ta đã chết vào tối Thư Năm.” (Phần được rút ra khỏi bản tin đã chỉnh sửa này là hàng chữ “và đã đập cái bình chữa lửa lên đầu ông ta” có trong bài nguyên thủy.
Bản tin hiệu đính của tờ New York Times được tiếp tục như sau:
“Các chuyên viên y khoa cho biết ông ta đã không chết vì sức mạnh chấn thương, theo một viên chức công lực. Cảnh sát tại Điện Capitol nói trong một bản tuyên bố rằng: “Ông ta đã trở về văn phòng của đơn vị và đã ngất xỉu.”
Trong cuộc phỏng vấn của tờ Daily Mail ngày 22 tháng 2, mẹ của Brian Sicknick, bà Gladys Sicknick, 74 tuổi, nói rằng bà tin là con bà có thể đã bị một “tai biến huyết mạch não tử vong” (a fatal stroke) trong vụ bạo loạn, và dứt khoát bác bỏ tin nói rằng anh ta đã chết vì bị phang cái bình chữa lửa lên đầu.

Nguyên nhân gây ra cái chết bi thảm của viên sĩ quan cảnh sát Sichnick vẫn còn chưa được biết, trong khi câu chuyện nguyên thủy về chiếc bình chữa lửa đã loan truyền đi xa và rộng do toàn toàn thể môi trường truyền thông, có nghĩa là nó đã ghi khắc vào trí nhớ của hầu hết độc giả và khán giả, và đã đưa đến những nhận định, quyết định chính trị sai lầm của bao nhiêu người?
Phải chăng đó là mục đích của cái gọi là truyền thông “dòng chính” khi tung tin thất thiệt?
Cũng trong mục đích khai thác tối đa vụ rối loạn tại Điện Capitol ngày 6 tháng 1, CNN và NBC đã tung tiền mua cái video thu hình những gì xảy ra tại hiện trường hôm ấy.
Tuần san Washington Examiner có đăng bài tường trình ngày 17 tháng 2 của Phóng viên Jerry Dunleavy tại Bộ Tư Pháp, cho biết John Sullivan, 25 tuổi, một kẻ tả khuynh khuấy động, sáng lập viên của tổ chức Insurgence USA, nói rằng anh ta đã được mấy cơ quan truyền thông lớn trả hàng chục ngàn đô-la để sử dụng cái video do anh ta thu hình, trong đó cho thấy Sullivan đã đi theo và cổ võ những người ủng hộ Trump từ cổng vào Điện Capitol trong khi Ashli Babbit, một cựu phi công và ủng hộ TT Trump cố leo qua cửa sổ vào phòng khách của Chủ tịch Hạ viện và đã bị một sĩ quan cảnh sát của Điện Capitol bắn chết.
John Sullivan đã bị bắt và bị truy tố vào đầu tháng 2 về hai tội đại hình liên quan đến việc cản trở Quốc Hội kiểm phiếu của cử tri đoàn và chứng nhận sự đắc cử của ông Joe Biden.
Trong cuộc tranh luận nói rằng Sullivan là một nhà báo và không phải là một cán bộ khuấy động của BLM, luật sư của anh ta, Steven Kiersh, đã xuất nạp bốn hóa đơn được cho là của các hãng truyền hình lớn, cho thấy 35 ngàn đô-la của CNN trả cho Sullivan về quyền sử dụng từ ngày 6 tới 13 tháng 1, 35 ngàn đô-la của NBC Universal Media trả ngày 27 tháng 1.
Matt Dornic, trưởng ban giao dịch của CNN, viết trong một bản tuyên bố ngày 10 tháng 2 xác nhận có thỏa thuận để sử dụng 44 giây phần chính của nội dung cái video về cuộc nổi loạn tại Điện Capitol, nhưng khi vai trò của Sullivan trong biến cố này bị nghi ngờ, CNN đã ngưng sử dụng cái video của anh ta.
FBI cho biết Sullivan tự nguyện nói và “nhận mình là một người hoạt động đấu tranh và là một nhà báo đã quay phim những cuộc biểu tình và nổi loạn, nhưng thú nhận anh ta không có tấm thẻ báo chí nào.”
Theo FBI, khi Sullivan vào tới phòng khách của chủ tịch Hạ viện, anh ta nói với viên cảnh sát gác cửa: “Chúng tôi muốn anh về nhà.” FBI cho biết các viên cảnh sát đã bắt đầu ra ngoài, và đám đông tiến về phía các cửa trong lúc Sullivan hét lớn: “Tiến lên!”, và chửi thề. Đám đông được thấy đã cố phá vỡ những cửa sổ và cái video của anh ta cho thấy Babbit đã bị bắn trong lúc đang cố gắng trèo qua một chiếc cửa sổ.
Bộ Tư Pháp nói rằng Sullivan “đã tự đặt mình vào vị trí đầu đàn mà sau lưng chẳng có ai, nhưng trong nhiều cuộc đối diện với cảnh sát tại nhiều nơi, anh ta đã gào thét một cách sảng khoái như nhau về sự đốt phá mọi cái.”
Còn Sullivan thì tuyên bố anh ta đứng vững với những hành động của mình, và nói thêm: “Tôi tuyệt đối không chịu trách nhiệm về bất cứ việc gì đã xảy ra.”
Nhưng, Sullivan là loại người mà truyền thông dòng tà tại Mỹ cần cho mục tiêu của họ, cung cấp cho họ những câu chuyện, những hình ảnh bạo động được cho là do những người ủng hộ Trump gây ra.
Tuy nhiên vì “nói láo”, viết bậy quá nhiều nên bị mất uy tín. Trong thời gian gần đây, những đài, những báo của truyền thông dòng tà đã mất khá nhiều khán giả, thính giả.
Trong khi đó, cái chết bất ngờ của Ký giả truyền thanh Rush Limbaugh, 70 tuổi, vào ngày 17 tháng 2 vừa qua đã được đón nhận với nhiều tiếc thương và ngưỡng mộ của hàng chục triệu người trên khắp nước Mỹ.
Sự ra đi của ông đã được chính bà vợ, Kathryn Adams Limbaugh, loan tin vào lúc khởi đầu chương trình phát thanh ngày 17 tháng 2 với những lời lẽ như sau:
“Với nỗi buồn sâu xa tôi phải chia sẻ với các bạn một cách trực tiếp rằng Rush thân yêu của chúng ta – người chồng tuyệt vời của tôi – đã qua đời sáng hôm nay vì biến chứng của bệnh ung thư phổi. Như rất nhiều người trong các bạn biết, mất một người yêu thương thật là khó khăn kinh khủng, còn khó khăn hơn thế nữa khi người thương yêu ấy rộng lớn hơn đời sống.”
Ngay sau lời báo tin buồn ngắn gọn ấy của người góa phụ khổ đau, hầu như tất cả phương tiện truyền thông trên khắp nước Mỹ, và có thể trên khắp thế giới, đã loan tin về cái chết của Nhà truyền thanh Rush Limbaugh, và viết hay nói về Rush Limbaugh với những lời thương tiếc và tán dương nồng nhiệt hiếm thấy dành cho bất cứ danh nhân nào.
Theo Nhật báo The Washington Times, Rush Limbaugh đã thực sự tạo nên địa vị người chủ chương trình phát thanh bảo thủ, và một môi trường khiến ông ta vừa là kiến trúc sư của quyền tự do mới tại Hoa Kỳ, và là một người rất giàu. Với những lời lẽ thường là sắc bén và hài hước – và hầu như hay gây tranh cãi – chương trình phát thanh 3 giờ mỗi ngày trong tuần, đã gây hứng khởi cho những người bảo thủ và chọc giận phe tả.
Ngoài những giờ làm việc tại phòng phát thanh ở Florida, Rush Limbaugh đã sống rất khoảng khoát. Ông đã kết hôn bốn lần và có tin cho biết đã trả cho Elton John một triệu đô-la để hát trong hôn lễ cuối cùng với Kathryn Rogers tại Palm Beach, Florida, vào năm 2010.

Vào năm 1988, hệ thống phát thanh của Rush Limbaugh bao gồm 60 đài địa phương và được nâng lên đẳng cấp quốc gia ngày 1.8.1988, và đã làm thay đổi nước Mỹ một cách vĩnh viễn.
Fox News và hệ thống truyền thông bảo thủ chỉ tồn tại nhờ vào Rush Limbaugh trở thành một đại siêu sao với số thính giả gồm 20 triệu người nghe đài. Ông ta được chọn vào National Radio Hall of Fame năm 1993.
Giống như nhiều thần tượng Mỹ khác, Rush Limbaugh khởi đầu với những nguồn gốc khiêm tốn, và đã không bao giờ kiếm đủ thời gian hay có ý định theo hết chương trình đại học.
Sinh năm 1951 tại Cape Girardeau, Missouri. Cha là một luật sư rồi trở thành một phi công chiến đấu trong trận Thế chiến II. Ông có một người em trai, David, cũng tập luyện để làm một nhà báo bảo thủ và nhà văn viết về tôn giáo.
Một năm trước đây, Rush Limbaugh đã làm thính giả sửng sốt khi ông tiết lộ giám định y khoa đã xác nhận ông bị ung thư phổi đang tiến triển, nhưng chương trình phát thanh vẫn tiếp tục, và sẽ có người thay thế vào những ngày ông đi điều trị.
Ngày hôm sau loan báo mắc bệnh ung thư phổi, Rush Limbaugh được TT Donald Trump ban tặng Huân Chương Tự Do của Tổng thống (Presidential Medal of Freedom), huy chương cao nhất quốc gia dành cho dân sự. Đệ nhất phu nhân Melania Trump đã choàng tấm huy chương quanh cổ ông Limbaugh, trong khi bà vợ Kathryn nhìn chồng một cách tự hào và mọi người đứng dậy vỗ tay tại hội trường Hạ viện trong dịp ông Trump đọc Thông điệp Liên bang (State of the Union) năm 2020.
Khi được tin Rush Limbaugh qua đời, ông Trump đã nói: “Ông ấy là một huyền thoại. Quanh đây không có nhiều huyền thoại cho lắm.” Ông Trump đã trả lời cuộc phỏng vấn của Fox News qua điện thoại từ nhà riêng tại Florida, và nói thêm: “Những người đã nghe ông ta mỗi ngày giống như kinh nghiệm về tôn giáo đối với rất nhiều người. Ông ta là người không ai có thể thay thế.”
Laura Ingraham, nữ ký giả truyền hình bảo thủ trên Fox News, phát biểu: “Rush Limbaugh là một người Mỹ chính hiệu – một nhà phát minh, một người có viễn kiến, và một nhà ái quốc đích thực. Ông ấy đã tạo nguồn cảm hứng và đưa tin tức khai sáng cho hàng triệu người trên khắp nước Mỹ với sự can đảm không mỏi mệt và nội tâm sâu sắc. Nói cách đơn giản Rush là người không ai có thể thay thế.”
Charles Hurt, bỉnh bút của tờ Washington Times:
“Sự khiêm tốn hết lòng của Rush Limbaugh, món nợ từ Thượng đế. Rush Limbaugh tin tưởng tận thâm tâm vào trí tuệ và sự minh triết của người dân Mỹ.”
Ai bảo “nhà báo nói láo ăn tiền”?
Ký Thiệt
Kỳ thị người gốc Á dâng cao ở Mỹ, nguyên do vì đâu?
26/02/2021 VOA Tiếng Việt

Hình ảnh do camera an ninh ghi lại cho thấy một cụ ông 91 tuổi bị xô xuống đất ở Phố Tàu, thành phố Oakland
Trước tình trạng hành động kỳ thị nhằm vào cộng đồng gốc Á ở Mỹ gia tăng, có người gốc Việt cho rằng đó là ‘hậu quả của luận điệu kỳ thị của cựu Tổng thống Donald Trump’ nhưng cũng có người nói rằng đó là do ‘trình độ nhận thức của người kỳ thị’.
Một loạt các cuộc tấn công gần đây nhằm vào người Mỹ gốc Á đã một lần nữa đặt nạn kỳ thị ở Mỹ vào tâm điểm chú ý trong bối cảnh chủ nghĩa da trắng thượng đẳng đang leo thang và hố chia rẽ sắc tộc ngày càng khoét sâu.
Kể từ khi đại dịch bùng nổ vào mùa xuân năm ngoái, Người Mỹ gốc Á đã phải đối mặt với bạo lực kỳ thị với tỷ lệ cao hơn nhiều những năm trước. Tờ Time dẫn lời Sở Cảnh sát New York cho biết các tội thù hận với động cơ là tâm lý bài người gốc Á đã tăng 1.900% ở New York vào năm 2020.
Trong một đoạn băng do camera an ninh ghi lại vào ngày 28/1, ông cụ Vicha Ratanapakdee 84 tuổi bị xô ngã xuống đất khi đang đi dạo ở San Francisco vào buổi sáng và qua đời hai ngày sau đó. Ngoài ra, một bà cụ 64 tuổi người Việt bị hành hung và cướp ở San Jose, một ông 61 tuổi người Philippines bị người khác dùng dao rọc giấy rạch mặt trên tàu điện ngầm ở New York.
‘Mấy người mang China virus’
Từ Phoenix, bang Arizona, chị Lan Hoàng, một bà mẹ có ba con nhỏ và hiện đang phụ quản lý phòng mạch của chồng, kể với VOA về một lần chị bị “hất hủi” từ sau khi mọi người nói về ‘China virus’.
Theo lời chị thì chị thường đi tới đi lui giữa Phoenix và Newport Beach, một khu nhà giàu ở bang California, nơi chị cũng có nhà và chị thường dẫn các con đi dạo ở bãi biển Laguna mà ‘từ trước đến giờ mười mấy năm chưa gặp chuyện gì ở đó hết’.
“Lần đo tôi dắt ba đứa con đi xuống dưới đó ăn. Mấy mẹ con đang đi trên hè phố thì có một bà vô gia cư da trắng thấy mình đi qua, bả lấy chai gì đó xịt trên vỉa hè và nói rằng ‘mấy người này có China virus’,” chị Lan kể.
Theo lời chị thì lúc đó chị ‘rất tức giận nhưng vì có con nhỏ đi theo nên không muốn đôi co’. “Các con tôi chứng kiến chuyện đó, tụi nó còn nhỏ, tụi nói không cần chứng kiến sự kỳ thị như vậy,” chị nói.
“Mấy đứa nhỏ hỏi tôi là tại sao bà đó làm như vậy, mình đâu có virus đâu,” chị nói thêm và cho biết giải thích với các con rằng ‘bà ấy có vấn đề tâm thần nên mình phải thông cảm và bỏ qua’.
Khi chị biết được câu chuyện về ông cụ gốc Thái bị xô xuống đường đến chết, chị Lan nói ‘rất tức giận’ vì ‘mình đã ở thế kỷ 21 rồi mà còn xảy ra chuyện kỳ thị như vậy’.
Sau lần đó, chị giải thích cho các con hiểu sự kỳ thị là thế nào: “Tôi nói với các con là sẽ có những người không hiểu tại sao họ lại ghét mình chỉ vì bề ngoài của mình thôi. Điều đó không đúng. Nếu sau này các con lớn lên mà thấy như vậy thì cần lên tiếng để bảo vệ những người bị kỳ thị.”
Chị Lan Hoàng nói mặc dù người Việt nói riêng và người châu Á nói chung thường ‘chọn im lặng, nhẫn nhịn’ trước sự kỳ thị nhưng chị cho rằng ‘cần phải lên tiếng’.
“Càng có nhiều người lên tiếng về việc này thì sẽ giúp nâng cao nhận thức của người Mỹ để cho nhiều người lên tiếng bảo vệ những người bị kỳ thị,” chị phân tích.
Do ông Trump?
Theo nhận định của tờ Washington Post, các cuộc tấn công nhằm vào người gốc Á xảy ra sau nhiều tháng có những cảnh báo về lời lẽ chống Trung Quốc của cựu tổng thống Donald Trump xung quanh đại dịch virus corona.
Trong nhiều tháng trước cuộc bầu cử vào năm ngoái, cựu Tổng thống Donald Trump đã tìm cách đổ lỗi việc xử lý của ông trước đại dịch cho Trung Quốc và sử dụng ngôn ngữ bài ngoại và phân biệt chủng tộc để nhắc đến con virus này trên mạng xã hội, trong các cuộc phỏng vấn trên truyền hình, tại các cuộc vận động tranh cử và các cuộc họp báo về Covid-19 tại Nhà Trắng.
Mùa thu năm ngoái, FBI ghi nhận 7.314 hành động hằn thù trên toàn quốc vào năm 2019, nhiều nhất trong một thập kỷ.
Từ thành phố San Jose thuộc Vùng Vịnh, ông Phạm Hoài Bắc, người từng làm quản lý cho các hãng xưởng công nghệ cao, hiện đã về hưu, từng nói với VOA rằng sắc lệnh của Tổng thống Joe Biden cấm gọi ‘China virus’ là ‘điều hết sức đúng đắn’.
Ông Bắc cho rằng mặc dù sự kỳ thị ‘ở quốc gia nào cũng có, thời nào cũng có’ nhưng ‘phát triển mạnh mẽ dưới thời ông Trump. Theo ông thì có những nhóm theo chủ thuyết da trắng thượng đẳng như Proud Boys hay KKK ‘luôn chờ cơ hội được khuyến khích để ra mặt’.
Theo lời ông thì tình trạng kỳ thị ở Mỹ đã diễn ra từ lâu. Với kinh nghiệm làm việc lâu năm ở Mỹ, ông Bắc cho rằng cùng điều kiện như nhau thì người da trắng ‘luôn được ưu tiên cất nhắc hơn các sắc dân khác’ và cho ‘đây là luật bất thành văn ở các hãng xưởng’.
Ông Bắc chỉ trích những người Việt đi biểu tình ủng hộ ông Trump ở thủ đô Washington D.C. đã chụp hình chung với nhóm Proud Boys vốn khét tiếng kỳ thị. “Họ biết đó là tổ chức kỳ thị chứ nhưng có lẽ họ hãnh diện vì không bị tổ chức đó kỳ thị và cho rằng họ đã được nhập vào dòng chính,” ông nói.
“Đó là điều rất đáng xấu hổ và đáng tội nghiệp cho những người gốc Việt đó vì họ đang là người bị Proud Boys kỳ thị.”
Do nhận thức?
Từ New York, một trong những thành phố đa sắc tộc nhất ở Mỹ, ông Diệu Lê, một người môi giới bất động sản, cho VOA biết ‘ông không hề gặp kỳ thị cũng như nghe nói có người trong cộng đồng gốc Việt bị kỳ thị’ trong những tháng gần đây.
“Hồi năm trước khi bắt đầu xảy ra dịch thì có nghe một vài vụ kỳ thị nhưng sau đó thì không xảy ra nữa,” ông nói thêm và cho biết bản thân ông đã từng bị gọi là ‘bọn Chino’ một cách ác ý.
Không giống như ông Bắc, ông Diệu bác bỏ sự kỳ thị dâng cao này ở Mỹ có liên quan đến cựu Tổng thống Trump: “Nếu ông Trump mà tỏ ra kỳ thị thì người Việt Nam mình đã không bầu cho ông ấy rồi.”
Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng ‘bản thân người Việt Nam cũng có tâm lý kỳ thị lẫn nhau’ và việc này là ‘do nhận thức của họ’.
“Người có trình độ nhận thức cao thì ít kỳ thị, còn người có văn hóa thấp thì kỳ thị nhiều hơn,” ông diễn giải. “Nói chung những người tiếp xúc nhiều thì ít có phân biệt.”
Do đó, ông cho rằng để tránh khỏi thái độ kỳ thị thì ‘phải mở rộng tầm nhìn để thấy ở đâu cũng có người tốt, người xấu’.
Khi được hỏi về những chính sách chống kỳ thị của chính quyền Joe Biden, ông Diệu bày tỏ thái độ thận trọng: “Tôi vẫn đang nhìn, bởi vì có những điều ông Biden nói là một chuyện còn những gì ông ấy làm tôi thấy hơi khác một chút."
Trò chơi nguy hiểm với lạm phát của Joe Biden
Đăng ngày: 24/02/2021 - 18:35
Ảnh minh họa: Tổng thống Mỹ Joe Biden giới thiệu kế hoạch chống đại dịch Covid tại Nhà Trắng, Washington, Hoa Kỳ, ngày 21/01/2021. REUTERS - JONATHAN ERNST
Thụy My 13 phút
Le Monde phân tích « Trò chơi nguy hiểm của Biden đối với lạm phát ». Theo tác giả bài viết, những sai lầm nghiêm trọng nhất thường xảy ra vào đầu nhiệm kỳ, khi còn ngây ngất muốn thực hiện những lời hứa tranh cử, bất chấp lý lẽ. Kế hoạch tái thúc đẩy của ông Joe Biden với 1.900 tỉ đô la, tương đương 15% GDP Hoa Kỳ, nằm trong số đó.
Bóng ma lạm phát « chưa từng thấy kể từ một thế hệ »
Kế hoạch này có nguy cơ làm sống dậy bóng ma lạm phát tưởng chừng đã biến mất, dẫn đến tăng lãi suất, đưa nước Mỹ đến bờ vực suy thoái. Tiếng chuông báo động được gióng lên bởi một tên tuổi lớn trong ngành kinh tế là Larry Summers, cựu bộ trưởng Tài Chính thời Bill Clinton ; và Olivier Blanchard, cựu kinh tế gia trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nổi tiếng vì chỉ trích việc áp đặt khắc khổ sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Ông Summers cảnh báo áp lực lạm phát « chưa từng thấy kể từ một thế hệ », còn ông Blanchard nhấn mạnh « Kế hoạch 1.900 tỉ đô la có thể khiến nền kinh tế trở nên quá nóng, và như vậy sẽ phản tác dụng ».
Đó là do khi tranh cử, ông Biden hứa hẹn sẽ không lặp lại sai lầm của Barack Obama năm 2009, ngân sách tái thúc đẩy không đủ để tạo nhiều công ăn việc làm. Nhưng đây không phải là trường hợp của năm 2020. Phe Dân Chủ từ chối công nhận những thành tựu trong nhiệm kỳ tổng thống Donald Trump, với kế hoạch hỗ trợ lớn đã giúp người Mỹ năm 2020 giàu hơn năm 2019.
Điểm kế tiếp là ông Biden nói về tình hình 2021 như là nước Mỹ đang phải đối mặt với sự khởi đầu khủng hoảng do đại dịch Covid. Trên thực tế đã là năm thứ hai, thời kỳ hồi phục sau căn bệnh. Tấm chi phiếu đắt giá 1.400 đô la mà Joe Biden muốn gởi cho mỗi người Mỹ (có thu nhập dưới 75.000 đô la) gây thiệt hại nặng cho ngân sách.
Châu Âu không muốn bị liên lụy
Nếu tổng thống Dân Chủ Lyndon Johnson khi lao vào cuộc chiến tranh Việt Nam đã khởi động lạm phát trước cả khi xảy ra cú sốc dầu lửa, thì ông Biden sắp sửa lãng phí nguồn lực trong cuộc chiến chống Covid, trong lúc đại dịch đang lùi bước tại Hoa Kỳ.
Điều đáng lo là Joe Biden có sự ủng hộ của một « liên minh tội lỗi » : Quỹ Dự trữ Liên bang (FED) muốn để mặc lạm phát nhằm tạo việc làm ; Wall Street tràn ngập lượng tiền miễn phí vẫn thấy chưa đủ ; người Mỹ trung lưu có thể tiết kiệm và chơi chứng khoán, như trong vụ đầu tư vào GameStop.
Chính quyền Biden muốn thúc đẩy chính sách tiêu xài nơi các đối tác G7. Phía sau lớp vỏ đa phương là mong muốn tránh hành động đơn độc, dẫn đến sự mất giá của đồng đô la và đẩy nhanh lạm phát. Le Monde lo sợ bóng ma này sẽ quay lại với châu Âu, lạm phát đưa đến lãi suất tăng, bùng nổ nợ nần.
Chẳng khác gì thời Lyndon Johnson, mà chính sách lạm phát khiến Richard Nixon phải từ bỏ việc quy đổi đồng đô la thành vàng, chấm dứt hệ thống tỉ giá cố định cho các đồng tiền chính (Bretton Woods). Bộ trưởng Tài Chính của Nixon, John Connally từng nói với châu Âu : « Đô la là đồng tiền của chúng tôi, nhưng là vấn đề của quý vị ». Tờ báo mong rằng một cuộc khủng hoảng tương lai của đồng euro không liên quan đến kế hoạch quá đáng của Joe Biden.
Những cạm bẫy của đồng tiền ảo bitcoin
Cũng về kinh tế, Les Echos dành trang nhất cho « Bitcoin : Phía sau một thị trường cạm bẫy ». Đồng tiền ảo đã tăng giá đến 400% trong năm 2020, cũng liên quan đến một số vụ lừa đảo, vừa sụt giá 15%. « Vàng của thiên niên kỷ » đã mất đi ánh hào quang, và chừng như khó thể là giá trị ổn định lâu dài.
Les Echos ví von, vàng ở đây có thể hiểu theo nghĩa đen, vì mỗi đồng bitcoin đang được luân chuyển hiện có giá tương đương một ký vàng ròng. Ngày càng có nhiều nhà giao dịch lớn ở Wall Street đề nghị bitcoin cho các nhà đầu tư muốn có lời lớn, làm tăng đáng kể số người mua vào, dẫn đến cơn sốt đầu tư.
Nhà nghiên cứu Matthieu Bouvard lược qua những trồi sụt của bitcoin : từ 20.000 đô la trong đỉnh giá đầu tiên tháng 12/2017, sáu tuần sau đồng tiền ảo này lao đốc, chỉ còn 6.000 đô la. Đến đầu tháng Giêng 2021, bitcoin tăng lên 40.000 đô la rồi xuống giá, và khi Tesla bất chợt mua vào ồ ạt, lại vọt lên 50.000 đô la và hai ngày qua giảm đôi chút. Nói chung đồng tiền ảo này tăng giảm gấp 10 lần so với thị trường chứng khoán, rất dễ đau tim !
Khác với cổ phiếu hay trái phiếu, bitcoin không mang lại cổ tức, giá trị của nó không gắn với một hiệu quả kinh tế nào. Do không chịu sự điều chỉnh của ngân hàng, được trao đổi trên những sàn giao dịch ít liên kết với nhau, bitcoin dễ bị tấn công hay gian lận. Tác giả ước tính mỗi năm có 2% lượng bitcoin mất đi vì tin tặc hay bị đánh cắp, ngoài ra còn bị đẩy giá như hồi 2017. Mỉa mai thay, di sản của Nakamoto - nhà sáng tạo bí ẩn tạo ra bitcoin như một đồng tiền không bị ngân hàng kiểm soát - có thể mở đường cho những dự án quy mô, qua đó các chính phủ hay doanh nghiệp nắm lấy quyền khống chế.
Báo chí chống lại GAFA : Bốn bài học từ cuộc chiến đấu của Úc
Le Figaro nhận định các cơ quan truyền thông trên thế giới đều dán mắt vào cuộc chiến giữa báo chí Úc với Google và Facebook về vấn đề thù lao cho nội dung, và lần này chừng thắng lợi đứng về phía các báo. Làm thế nào một quốc gia chỉ có 25 triệu dân có thể hạ được hai tập đoàn kỹ thuật số khổng lồ của toàn cầu ? Le Figaro rút ra bốn bài học.
Bài học đầu tiên là từ những cuộc chiến trước đó. Năm 2014, Tây Ban Nha là nước đầu tiên cố gắng chống lại việc mạng xã hội đăng lại miễn phí các bài báo, nhưng Google đóng dịch vụ và Madrid đành chịu thua. Châu Âu rút kinh nghiệm là cần phải ra luật. Dựa vào chỉ thị châu Âu về tác quyền, Pháp tiếp bước vào mùa hè 2019 với một cuộc chiến chính trị và tư pháp suốt một năm, rốt cuộc đạt được thỏa thuận với Google nhưng Facebook vẫn chưa ký. Dù vậy, Paris đã xoi thủng được một kẽ hở trong bức tường GAFA. Họ phải chấp nhận lùi bước trước nguyên tắc bất di bất dịch xưa nay là không bao giờ trả tiền cho nội dung.
Bài học thứ hai là sự tích cực của chính phủ. Nhà nước Úc cùng với lập pháp đều nhất trí với sau, hết sức kiên quyết. Thượng Viện đưa ra một luật ưu đãi cho báo chí khi đưa vào một điểm chính là lập cơ chế trọng tài. Và khi Facebook trả đũa bằng cách cấm mọi liên kết với các bài báo cũng như một số dịch vụ thiết yếu của chính phủ, thủ tướng Scott Morrisson đã ra tay, trong đó có một cuộc điện thoại thẳng thừng với Mark Zuckerberg. Việc lập cơ chế trọng tài thực sự là một loại « vũ khí hủy diệt hàng loạt ».
Bài học thứ ba, là cần có mặt trận báo chí mạnh mẽ. Úc không phải là một nước « lớn », nhưng là quê hương của Rupert Murdoch, nhà tài phiệt báo chí thế giới không hề ngán ngại GAFA. Đế quốc của ông không chỉ có bốn tờ báo lớn của Úc, mà cả những tên tuổi lớn ở Mỹ (Wall Street Journal, New York Post) và Anh (The Sun, The Times). Nhà tỉ phú đã đạt được thỏa thuận với Google, mà con số cụ thể được giữ bí mật.
Bài học cuối cùng là tranh thủ sự cạnh tranh, dựa vào một bên thứ ba để chống lại cặp Google-Facebook. Đó là trường hợp của Microsoft, chữ « M » trong GAFAM, vốn rất muốn hạ được hai đối thủ cạnh tranh. Công cụ tìm kiếm Bing của Microsoft không thể đọ được với Google, và mạng xã hội Linkedln cũng không phổ biến bằng nhóm Facebook (gồm cả Facebook, Instagram và WhatsApp), nhưng cũng không thể để yên cho cặp Google-Facebook tung hoành trên thị trường quảng cáo điện tử. Gặm nhấm được một ít trong chiếc bánh trị giá 350 tỉ đô la, cũng đáng để hỗ trợ báo chí một ít.
Trận đấu mới sẽ diễn ra tại châu Âu, nhất là tại Đức, với kinh nghiệm của Pháp và Úc. Nhưng để thay đổi hẳn thế cờ, cuộc chiến quan trọng nhất phải là tại Mỹ. Nhưng nước Mỹ dường như vẫn chưa chọn lựa được giữa báo chí và GAFA.
Miến Điện : Các sắc tộc cùng chống lại quân đội
Tựa chính các báo Paris hôm nay tập trung cho những vấn đề của nước Pháp, như kiểu chữ viết không phân biệt giới tính, vụ tấn công tin học khiến nửa triệu người Pháp bị lộ thông tin cá nhân, hiện tượng loạn luân. Về thời sự quốc tế, hồ sơ Miến Điện, các rắc rối pháp lý của cựu tổng thống Donald Trump…tiếp tục được chú ý.
La Croix chạy tựa « Người Miến Điện và các sắc tộc thiểu số đoàn kết chống lại giới quân sự ». Trong những cuộc biểu tình gần đây, bên cạnh người Miến - tức tộc người Bamar theo đạo Phật vốn chiếm đa số - còn có người Karen, Kachin, Mon, Shan, Chin…thậm chí cả người Rohingya vốn bị kỳ thị. Một hiện tượng hiếm hoi, tại một đất nước luôn diễn ra xung đột sắc tộc.
Theo chuyên gia Sophie Boisseau du Rocher của IFRI, đây là lần đầu tiên trong lịch sử Miến Điện, các sắc tộc thiểu số đoàn kết xung quanh bà Aung San Suu Kyi. Không phải họ ủng hộ đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (LND) của bà, mà để phản đối vụ đảo chính, vì biết rằng quân đội không phải là giải pháp cho vấn đề của họ. Riêng đối với những người Rohingya lưu vong, việc kẻ thù tệ hại nhất là quân đội nắm trọn quyền hành có nghĩa là hy vọng quay lại Miến Điện sẽ tan biến.
Giấc mơ Miến Điện thống nhất của tướng Aung San, cha bà Aung San Suu Kyi chưa bao giờ thành sự thật, các sắc tộc thiểu số nổi dậy chống sự thống trị của người Bamar sau khi giành độc lập. David Camroux, Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (CERI) giải thích : « Đó là một đất nước luôn đang trong tình trạng xây dựng. Để chứng minh cho sự tồn tại, quân đội luôn phá hoại những toan tính đoàn kết qua việc tạo dựng bình đẳng giữa các sắc tộc ». Bà Du Rocher khuyên nên thận trọng vì giới quân nhân biết khai thác sự chia rẽ, và vấn đề sắc tộc rất phức tạp.
Chức sắc Phật giáo Miến Điện đứng ngoài phong trào tranh đấu
Cũng về Miến Điện, Le Monde chú ý đến việc giới sư sãi đứng ngoài phong trào phản kháng. Cho dù có những nhà sư tham gia hoạt động bất tuân dân sự, nhưng giới chức sắc Phật giáo không hành động như hồi năm 2007, trong cuộc « cách mạng áo cà sa ».
Thông tín viên khu vực Đông Nam Á của Le Monde cho biết có nhiều nguyên nhân. Nhiều nhà sư thất vọng trước chính sách của đảng LND nhằm làm yếu đi sangha (chức sắc Phật giáo), giảm tài trợ nhà nước cho các cơ sở Phật giáo, nhất là các trường Phật học. Cựu bộ trưởng giáo dục còn đòi rút bộ chữ cái Miến Điện đã giúp dịch được kinh sách tiếng Phạn của Phật giáo Nam Tông, như bộ Tam tự kinh. Khi bà Aung San Suu Kyi còn nắm quyền, đã có thời kỳ căng thẳng vì bà bị cáo buộc đưa đất nước vào tiến trình « phi Phật giáo hóa ».
Từ khi đảo chính, quân đội cố gắng tranh thủ cảm tình của giới chức Phật giáo, và cả thiểu số Công giáo. Tướng Min Aung Hlaing loan báo cho mở cửa lại chùa chiền đã bị đóng từ một tháng trước do đại dịch Covid, và các giáo đường. Tân bộ trưởng Biên Giới, tướng Tun Tun Naung nhanh nhẩu đến ngôi chùa của vị sư nổi tiếng Sittagu để cúng đường và xin « tư vấn » về những bước đi sắp tới.
Thật ra giới Phật giáo cũng đã chia rẽ từ cuộc cách mạng áo cà sa, rồi đến năm 2012 qua sự xung đột giữa người Rohingya và Phật tử ở bang Arakan, với sự kích động của nhóm Phật giáo cực đoan Ma Ba Tha. Một số nhà sư ủng hộ dân chủ, nhưng đa số vẫn nghi ngại chính quyền cũ của bà Aung San Suu Kyi. Một nhà sư ở Rangoon thẳng thừng nói : « Tiếc rằng tướng Aung San đáng kính lại sinh ra một người con như bà Suu Kyi ».
Thêm một cựu phụ tá tố cáo thống đốc New York sách nhiễu tình dục
Feb 27, 2021 cập nhật lần cuối Feb 27, 2021
ALBANY, New York (NV) – Thêm một cựu phụ tá tố cáo ông Andrew Cuomo, thống đốc New York, sách nhiễu tình dục khi đặt những câu hỏi về đời sống tình dục cá nhân của cô, nhật báo New York Times loan tin ngày Thứ Bảy, 27 Tháng Hai.
Cô Charlotte Bennett, 25 tuổi, cựu phụ tá và cố vấn chính sách y tế trong chính phủ Cuomo, nói với tờ New York Times rằng sự việc sách nhiễu này xảy ra hồi đầu mùa Hè năm 2020 giữa lúc bệnh dịch bùng phát dữ dội tại tiểu bang New York.

Thống Đốc Andrew Cuomo, tiểu bang New York. (Hình: Spencer Platt/Getty Images)
Theo lời cáo buộc của cô Bennett, trong một dịp chỉ có cô và vị thống đốc trong văn phòng hồi đầu Tháng Sáu, 2020, ông Cuomo, 63 tuổi, đã hỏi một số câu hỏi về đời tư, trong đó có câu liệu cô có nghĩ rằng tuổi tác có cản trở một quan hệ tình cảm lãng mạn hay không.
Cựu phụ tá kể Thống Đốc Cuomo biết ông cởi mở với việc có quan hệ tình cảm với phụ nữ trong độ tuổi 20.
Sau đó, thống đốc than thở rằng ông rất cô đơn trong đại dịch vì không thể “hug” được ai, rồi hỏi người nhân viên là “lần cuối cùng cô ‘hug’ là ai?”
Cô Bennett không muốn câu hỏi đó dẫn đến việc đi xa hơn nên trả lời rất lâu chưa được “hug” cha mẹ, và ông Cuomo hỏi tiếp: “Không, tôi muốn hỏi là thật sự ‘hug” với người nào khác kìa?”
“Tôi hiểu là ông ấy muốn ám chỉ việc muốn ngủ với tôi, và tôi đã thực sự cảm thấy sợ hãi,” cô Bennett nói với tờ New York Times. “Tôi nghĩ đến việc làm sao né tránh hoàn cảnh này và tự hỏi có phải đã đến lúc chấm dứt việc làm hay chưa?”
Tuy nhiên, cô cũng thừa nhận ông chưa bao giờ có một hành động nào đụng chạm cả, và cô cũng đã kể chuyện này với bà Jill DesRosiers, chánh văn phòng thống đốc, hồi Tháng Sáu.
Trong công bố đưa ra ngày Thứ Bảy, Thống Đốc Cuomo tuyên bố ông không có một hành động lợi dụng hay bất xứng nào với cô Bennett và khi nói chuyện chỉ muốn đưa ra những lời khuyên.
“Cách hay nhất để tìm được sự thật qua những gì cô Bennett kể với báo chí là một cuộc điều tra toàn bộ sự việc một cách rốt ráo,” ông viết và kêu gọi cư dân New York chờ đợi kết luận của cuộc điều tra về sự việc này.
(MPL) [qd]
Edited by user Saturday, February 27, 2021 9:18:35 PM(UTC)
| Reason: Not specified
|